Người
Thương Binh và Bóng Tối Còn Lại –
Phùng
Annie Kim
42 năm trước, ngày 30 tháng Tư 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Trong
các quân y viện khắp miền Nam, mọi thương bệnh binh cộng hòa, đều bị đuổi ra đường.
Bóng tối còn lại dành cho họ ra sao? Mời đọc bài viết của Phùng Annie Kim.
*
* *
Anh
Trần Văn Phụng
Tôi
cầm phong thư của hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ Việt Nam Cộng
Hòa với một tờ giấy trắng ghi rõ các chi tiết về người thương binh tên Trần Văn
Phụng, bị mù hai mắt, cánh tay trái bị gẫy, mặt bị dị dạng, ký hiệu # 780 KH, địa
chỉ thôn Phú Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Một
tờ giấy khác in bức hình màu anh Trần Văn Phụng, người đàn ông nhỏ con, gầy gò,
ngồi trên một chiếc ghế thấp. Anh mặc chiếc áo sơ mi ca-rô ngắn tay, chiếc quần
đùi sọc đen. Anh mù mắt. Hai cánh mũi bẹt ra trên khuôn mặt dài ngoằng, méo mó,
nửa bên mặt màu nâu sẫm. Cánh tay mặt teo lại nổi lên những sợi gân cong queo.
Cánh tay trái xòe ra đủ năm ngón đặt trên đùi.
Được
biết ngày một tháng một năm hai ngàn mười sáu, Hội “HO Cứu Trợ Thương Phế Binh
và Quả Phụ VNCH” tại nước Mỹ phát động phong trào “Một Gia Đình, Một Thương Phế
Binh”, kêu gọi người Việt đồng hương tiếp tay với Hội, bảo trợ một năm hai trăm
bốn chục đồng cho những thương phế binh thuộc loại nặng như mù hai mắt, liệt hoặc
cụt một hoặc hai tay và chân. Trường hợp thương phế binh nhẹ như mù một mắt hoặc
bị nội thương, cụt một tay hoặc chân được bảo trợ một trăm hai chục đồng. Tôi gửi
điện thư xin được bảo trợ cho một thương phế binh và sau đó nhận được hồ sơ và
tấm hình của anh Trần văn Phụng. Khuôn mặt và đôi mắt trong hình ám ảnh tôi nhiều
đêm. Tôi quyết định về Việt Nam để gặp đôi mắt ấy.
Bữa
ăn tối đầu tiên trên máy bay của hãng hàng không Eva Airlines đã được các cô tiếp
viên phục vụ chu đáo. Chuyến bay về Việt nam sau Tết trống nhiều chỗ. Tôi chiếm
ba chiếc ghế sát nhau làm thành cái giường nhỏ, tạm ngả lưng cho một chuyến bay
dài. Đèn tắt. Thời tiết tốt. Máy bay êm. Vẫn là giờ Mỹ. Tiếng ngáy khò khò, tiếng
ho khục khặc, tiếng la, khóc, mè nheo của những đứa trẻ, tiếng rì rầm, đều đều
của cỗ máy trong đêm khuya. Chỗ nằm lạ. Khung cảnh lạ. Đôi mắt tôi mở trao tráo
nhìn trong bóng đêm. Những ký ức xa xưa hiện về. Hình ảnh cuộc chiến tranh kéo
dài hai mươi năm. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn cất những chiến sĩ Việt
nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những đôi mắt mù lòa, những cánh tay, ống chân bị
thương tật của những người thương binh còn sống lây lất ở quê nhà.
Những
suy nghĩ miên man về chuyến đi Nha Trang gặp gỡ anh Phụng sắp tới. Và câu chuyện
hồi tưởng “Reflections on Vietnam”(1) của người lính Mỹ trở về Việt nam đi tìm
sự bình an tâm hồn
Đó
là câu chuyện của một người lính Mỹ tên là Brad Benneth.
Năm
một chín sáu sáu, Tổng Thống Johnson trong ngôi nhà trắng điều hành cuộc “chiến
tranh cục bộ” với con số năm trăm ngàn lính Mỹ, bảy mươi ngàn lính Đồng Minh và
hai trăm ngàn lính Việt nam Cộng Hòa. Lệnh động viên ban hành. Mười tám tuổi,
Brad tham gia cuộc chiến tại chiến trường miền Nam. Hai lần Brad bị thương với
cấp bậc trung sĩ binh chủng thủy quân lục chiến.
Lần
đầu tiên ra mặt trận, anh ngơ ngác và run sợ trước cảnh chiến trường mờ đục đầy
khói súng, tiếng bom rơi, đạn nổ rát tai, xác người chết nằm la liệt và tiếng kêu
la đau đớn, quằn quại của những người bị thương Mọi người bỏ chạy. Những tiếng
hét “Nằm xuống”, “Nằm xuống”. Anh nằm xuống cũng là lúc anh nhận ra có người
đang hướng mũi súng về phía anh. May mắn cho anh, viên đạn không trúng mục
tiêu, chỉ lướt qua vai, Brad chỉ bị thương nhẹ.
Lần
thứ hai tại làng Cồn Thiện tỉnh Quảng Trị, trong một cuộc đụng độ với Việt cộng,
anh bị thương khá nặng. Bốn mươi bốn bạn đồng đội của anh hy sinh. Một chiếc
máy bay “Marines” bị trúng đạn. Tổng cộng phi hành đoàn và bốn mươi sáu lính Mỹ
và Việt nam tử nạn. Sau đó, tên tuổi của những người chiến sĩ Mỹ, Việt hy sinh
được khắc vào tấm bảng bằng đồng. Họ được vinh danh ở nhà thờ đức Mẹ La Vang và
tấm bảng này được đặt thờ ở một ngôi chùa gần Huế. Trong trận đánh này, đơn vị
anh bắt sống được năm tên Việt cộng. Đơn vị phải di chuyển. Viên đại úy ra lệnh
bỏ lại ba tên bị thương, chỉ mang theo hai tên còn lại.
Brad
và đồng đội tiến vào ngôi làng với những tràng đạn lửa bắn ra một cách điên cuồng.
Những con vật như trâu, bò, gà, vịt chết cháy đen thui. Những người đàn ông hoảng
loạn la hét. Những người đàn bà khóc lóc kêu gào. Những đứa trẻ hốt hoảng, mếu
máo bồng bế nhau bỏ chạy. Nhà cửa bốc cháy tan hoang. Cây trái ruộng vườn lan tỏa
mùi khói súng và bom lửa na-pan. Hình ảnh khắc sâu vào trí nhớ anh đó là người
chỉ huy ra lệnh phải bắn một trong hai người lính Việt cộng. Hắn ta là kẻ thù của
anh, một cán binh cộng sản, một tù nhân chiến tranh. Chính hắn là người đã bắn
những đồng đội anh mà xác họ còn nằm phơi bên hàng rào.
Brad
kể lại câu chuyện về đôi mắt của người cán binh cộng sản nhìn anh lúc đó. “Tôi
đã lên đạn và sắp bóp cò. Tên cán binh cộng sản quay đầu lại nhìn tôi. Đúng rồi.
Chính là đôi mắt ấy. Đôi mắt đã ám ảnh tôi trong những cơn ác mộng thường xuyên
từ nhiều năm nay. Khi anh ta nhìn tôi, tôi có thể cảm nhận được sự sợ hãi và
căm thù. Vừa lúc đó tôi bóp cò. Súng nổ.”
Bốn
mươi tám năm trôi qua, Brad đã nhiều lần nằm mơ thấy ông già Noel phát quà cho
gia đình Brad. Khi ông quay lại, anh thấy đôi mắt của ông giống như đôi mắt của
người cán binh cộng sản. Có lần Brad nằm mơ thấy mình chết. Linh hồn Brad bay đến
một nơi có những thiên thần mang những đôi cánh trắng. Trong lúc Brad đang bay,
bỗng một thiên thần giơ tay ra hiệu Brad ngừng lại. Brad thấy đôi mắt của thiên
thần chính là đôi mắt của người cán binh cộng sản ngày nào nhìn anh hoảng sợ và
giận dữ.
Bao
nhiêu năm sống trong nỗi ám ảnh ray rứt vì đôi mắt ấy cũng như mặc cảm tội lỗi
đã giết người, Brad bị bệnh trầm cảm. Một người bạn Việt nam đã khuyên Brad về
thăm lại ngôi làng Hợp Chiến ngày xưa. Hãy làm một điều gì đó giúp ích cho ngôi
làng. Brad gặp Magaret, một nữ họa sĩ kể lại câu chuyện về đôi mắt và nhờ bà vẽ
đôi mắt này. Magaret vẽ xong bức tranh và lên khung. Những nét chì đen phác họa
giống đôi mắt của người cán binh Cộng sản nhưng ánh mắt tỏa ra nét hiền hòa và
sâu lắng làm cho Brad cảm thấy tâm hồn anh nhẹ nhõm và an bình. Anh sắp làm một
việc tốt về tâm linh cho người cán binh Cộng sản và những đồng đội của mình.
Anh mang bức tranh đến ngôi chùa xưa ở Huế, đặt bức tranh có hình đôi mắt cạnh
tấm bảng bằng đồng có tên chín mươi lăm người chiến sĩ Mỹ, Việt tử trận. Anh
tin rằng khi đặt bức hình có đôi mắt của người cán binh Cộng sản cùng với tấm bảng
đồng thờ tại chùa và sự cầu nguyện, linh hồn họ sẽ được siêu thoát, nhất là đôi
mắt ấy không còn lang thang hiện về trong những cơn ác mộng của anh nữa.
Brad
đang đi trên con đường vào làng Hợp Chiến. Người dân làng kể rằng một phần của
làng Hợp Chiến là nghĩa trang. Những ngôi mộ được chôn trong vườn nhà của người
sống. Có khoảng ba trăm, vừa là ngôi nhà, vừa là nghĩa trang như thế. Hầu hết
những người này chết vì những trận bom na-pan. Họ là thân nhân của người sống
và được chôn trong chính ngôi nhà của mình.
Brad
đã gặp những học sinh của ngôi trường mà ngày xưa nơi đây từng là căn cứ quân sự
của đơn vị anh chiếm đóng.Anh đến đây để cầu xin sự tha thứ. Khi nhìn những
khuôn mặt ngây thơ của những đứa trẻ, anh đã nghĩ đến có thể ngày đó anh đã giết
cô, dì, chú, bác hay ông bà nội, ông bà ngoại của chúng. Chúng dạn dĩ nắm lấy
tay anh, cùng theo anh bước vào lớp. Chúng quây quần ngồi xuống đất vây chung
quanh anh, chụp với anh và các cô giáo nhiều tấm hình kỷ niệm. Anh đã kể cho
chúng nghe câu chuyện cách đây bốn mươi tám năm, một sự thật rằng anh và đơn vị
thủy quân lục chiến của anh đã có mặt ở ngôi làng này. Các anh đã giết họ hàng,
bà con, thân nhân của gia đình chúng. Anh đã từng cầm súng giết người vì mệnh lệnh
của cấp chỉ huy trong khi anh không bao giờ muốn làm. Giống như những con chiên
xưng tội trước Chúa, lời kể chuyện của anh với dân làng Hợp Chiến như một lời
thú tội. Khi kể đến đây, anh cảm động rươm rướm nước mắt. Anh cảm thấy nhẹ lòng
và được an ủi. Bọn trẻ nhìn anh ngạc nhiên và xa lạ. Chúng không còn nắm tay
anh nữa.
Để
bù đắp những đau khổ và mất mát của người dân làng Hợp Chiến, anh gây quỹ học bổng
hai ngàn năm trăm đô- la và dự định sẽ xây một ngôi trường có hệ thống dẫn nước
vào nhà vệ sinh cho các em. Hai đứa con trai của anh sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc.
Số tiền thu được sẽ giúp xây dựng lại ngôi làng này. Sự chia sẻ về vật chất này
giúp tâm hồn anh được thanh thản.
Sau
chiến tranh, hội chứng rối loạn do căng thẳng thần kinh của những người cựu chiến
binh Mỹ “Post Traumatic Stress Disorder” viết tắt là PTSD, cộng thêm những
thương tật đã khiến họ mặc cảm, bất mãn, xuống tinh thần, chán làm việc, căm
thù xã hội, khó hòa nhập vào đời sống Mỹ. Có những người cựu chiến binh tâm lý
lúc nào cũng căng thẳng, giận dữ, lo sợ, bất an, buồn rầu hoặc mất trí nhớ, mất
phương hướng, đưa họ đến chỗ tự tử vì bế tắc. Cách chữa trị bằng sự nhận thức
và cách ứng xử “ Cognitive Behavioral Therapy” viết tắt là CBT có mục đích làm
thay đổi những suy nghĩ, tình cảm và hành động tiêu cực của bệnh nhân trong
cách cư xử với những người chung quanh, hoặc bằng cách cho bệnh nhân được nói
lên những ẩn ức sâu kín của mình cũng như tạo những mối quan hệ mới và tốt hơn
sẽ giúp cho bệnh nhân thoát ra khỏi sự khủng hoảng. Brad đã có sự quân bình về
tâm lý sau chuyến về thăm ngôi làng Hợp Chiến.
Nước
Mỹ là một trong những nước quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần và vật chất
cho những cựu chiến binh.Tổng Thống Abraham Lincoln nhắc nhở phải chăm sóc tốt
đời sống các cựu chiến binh và vợ con họ. “ To care for him who shall have
borne the battle and for his widow, and for his orphan”. Tổng Thống Eisenhower
đã ký một đạo luật đổi ngày đình chiến “Armistic Day” thành ngày “Veterans Day”
November 11, một ngày lễ dành riêng cho các cựu chiến binh để bày tỏ lòng kính
trọng và vinh danh những người đã cống hiến cuộc đời cho đất nước. Phương châm
“Leave no man behind” Không bỏ sót người cựu chiến binh nào. Theo luật pháp Mỹ,
dù phục vụ một năm hay hai mươi năm, chính phủ có trách nhiệm phải cung cấp những
tiện nghi tối thiểu cho họ như thực phẩm, quần áo, chỗ ở... Các cựu chiến binh
còn được hưởng những phúc lợi về y tế và tài chánh như bệnh viện, tiền trợ cấp
của quân đội (military pension), phúc lợi hưu trí (retiree benefits)...
*
Trần
Văn Phụng, anh là ai?
Trong
cách gọi, nếu người Việt gọi Brad Bennett bằng danh từ “cựu chiến binh” là người
đã có một thời là lính chiến thì người Việt gọi anh Trần Văn Phụng bằng danh từ
thật chính xác “thương phế binh”, người lính bị “thương” và tàn “phế”. Về mặt ý
nghĩa, nếu từ ngữ “cựu chiến binh” diễn đạt được tình cảm trân trọng dành cho
người lính Mỹ thì từ ngữ “thương phế binh” nói lên được sự mất mát, vô dụng,
đáng thương của người lính Việt Nam Cộng Hòa.Về sự vinh danh công trạng, nếu
người Mỹ ca ngợi những cựu chiến binh là “những đứa con anh hùng của Tổ Quốc”
và có ngày lễ Veterans Day của cả nước dành cho họ thì trái lại, sự cống hiến
và hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa thật âm thầm vì bị lãng quên.
Nếu nước Mỹ có luật pháp bảo vệ những phúc lợi về an sinh xã hội cho những cựu
chiến binh Mỹ thì không có một chút gì chia sẻ hay bù đắp cho những thương phế
binh Việt Nam Cộng Hòa ngoại trừ một thân thể thương tật, nhiều bệnh hoạn và một
cuộc sống nghèo khổ, cơ cực sau chiến tranh.
Còn
sự hy sinh ? Brad Benneth may mắn trở về đời sống dân sự với đôi mắt còn nguyên
vẹn, thân thể còn lành lặn mặc dù “đôi mắt mang hình viên đạn” (2) đầy giận dữ
và căm thù của người cán binh Cộng sản là bóng ma ám ảnh anh suốt bốn mươi tám
năm. Brad biết rằng nếu ngược lại anh là tù nhân Cộng sản, đôi mắt ấy sẽ không
tha thứ cho anh. “Không giết phía bên kia thì họ sẽ giết mình”. “Kill or to be
killed”. Luật chiến trường, kẻ ra tay trước là kẻ mạnh và là kẻ chiến thắng.
Chiến trường không có sự nhân nhượng. Bản năng sinh tồn không cho phép anh lý
luận. Quân lệnh hay là bị kỷ luật. Anh không có chọn lựa nào khác.
Hãy
nhìn đôi mắt của người thương phế binh Trần Văn Phụng? Đó là hai cái lỗ sâu hoắm,
tròng trắng và tròng đen đã bị nướng khô trong bom lửa. Đôi mắt ấy chỉ còn lại
hai miếng thịt màu đỏ và một màn đêm tăm tối. Những vết sẹo lồi lõm trên khuôn
mặt bị cháy nám và cánh tay cụt sẽ mãi mãi gắn liền trên thân thể anh cho đến
suốt đời.
Chiến
tranh đã đưa hai người lính Mỹ và Việt ở hai phương trời đến gần nhau mặc dù mỗi
người có một định mệnh. Tuy có khác nhau về ngôn ngữ, dân tộc, địa lý, họ đều
là những chiến sĩ cùng chiến đấu trong một chiến tuyến, cùng là đồng minh có
chung lý tưởng chống Cộng sản, cùng sống sót trở về với những thương tật. Chiến
tranh đã tiêu diệt nhân loại, tàn phá, hủy hoại tất cả những giá trị tinh thần
và vật chất, làm tổn thương từ thân xác đến tâm hồn con ngừơi. Năm mươi tám
ngàn lính Mỹ đã tử trận và ba trăm ngàn lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong
cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Thời
đi lính dưới chính thể Việt nam Cộng Hòa, những người lính không may bị thương
trở thành những người thương phế binh. Giờ đây, một lần nữa, họ không may vì
không đủ điều kiện để được ra đi định cư ở nước ngoài theo diện nhân đạo của
chính phủ Mỹ. Hiện nay, có khoảng hai mươi ngàn thương phế binh còn sống sót tại
miền Nam trong đó có khoảng từ ba ngàn đến năm ngàn người xếp vào loại tàn phế.
Là “ngụy quân”, bị phân biệt đối xử, họ không được một phúc lợi xã hội nào. Họ
phải tự bươn chải với thân thể tật nguyền bằng các nghề cơ cực như bán vé số,
xin ăn hoặc phải nương tựa vào thân nhân. Một quyển sách có tên là “ Những mảnh
đời rách nát” gồm những bài viết của những thương phế binh ở miền Nam ghi lại đời
sống nghèo khổ, vất vưởng, già yếu, bệnh hoạn và khốn cùng của họ được gửi sang
Pháp, in lại và lưu hành. Quyển sách đã đánh động vào tấm lòng nhân đạo của những
người Việt xa xứ. Từ đó cộng đồng người Việt khắp nơi có cơ hội nghĩ đến những
người thương phế binh bất hạnh còn kẹt lại quê nhà.
Từ
năm một ngàn một trăm chín mươi hai cho đến nay, một tổ chức tự nguyện tại
California có tên là Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH ra đời. Hơn
hai mươi năm hoạt động, Hội không có nguồn tài trợ nào ngoài sự đóng góp của đồng
hương người Việt và các chương trình đại nhạc hội gây quỹ. Với tất cả sự cố gắng
và tình thương dành cho họ, Hội chỉ có thể giúp được bảy mươi phần trăm trong số
hai mươi ngàn hồ sơ thương phế binh và quả phụ tử sĩ từ Việt nam gửi sang trong
đó có hồ sơ người thương phế binh tên Trần Văn Phụng.
*
Chuyến
bay Sài Gòn- Nha Trang bằng hãng Jet Air cất cánh trễ ba tiếng đồng hồ. Họ dồn
khách từ chuyến mười hai giờ vào chuyến ba giờ cho đủ ghế. Hành khách không
phàn nàn có lẽ vì họ đã quen cách làm việc của hãng hàng không giá rẻ này. Vì
thế không lạ khi chuyện trễ giờ không có gì mà ầm ỹ.
Chiều
phi trường Cam Ranh vắng và thật buồn. Có lẽ vì dư âm bài hát “Chiều Phi Trường”
của Lê Uyên Phương ngày nào bất chợt về trong trí nhớ: “ Tôi với em dương trần
vai tiễn đưa. Ngày hôm qua trong nắng thiên đường. Ngày hôm nay lo âu tìm về
nơi bến ngân”. Tôi đang tìm về một “bến ngân” quá khứ với nhiều kỷ niệm thời chiến
tranh. Những khẩu hiệu, biểu ngữ, nhà cửa xây cất dọc theo con đường đi vào
thành phố, mọi thứ đã thay đổi và mới lạ khiến tôi không còn nhận ra Cam Ranh
ngày cũ. Chỉ có những tia nắng chiều rực rỡ, bầu trời xanh biếc không một gợn
mây, biển êm, bao la và dạt dào một màu xanh ngọc bích chạy dài đến tận chân trời
là thân quen. Ngắm biển, trời, lòng tự hỏi mình buồn hay vui khi cô gái đẹp Cam
Ranh đã từng được các chàng trai quốc tế yêu thương dòm ngó? Hay mừng vì cô “vẫn
xanh như thời gian, thời gian” ?(3). Cô vẫn là một cảng biển đẹp và lý tưởng về
an ninh, địa chất, du lịch và địa thế chiến lược quốc tế nhưng sao trong lòng
tôi, lúc này cảm thấy mình chơ vơ, lạc lõng. Cô thật xa vời.
Đoạn
đường từ Cam Ranh đến thành phố Nha Trang chỉ có ba mươi lăm ki-lô-mét. Đi bằng
xe bus đậu ở phi trường phải chờ đủ người, mất hơn một tiếng đồng hồ và tiền vé
là sáu mươi lăm ngàn, chưa đến năm đô. Theo lời dặn của Liễu, con gái anh Phụng,
tôi mặc cả chiếc xe taxi chạy thẳng đến ngã ba thôn Phú Bình, thị xã Cam Tâm mất
ba mươi phút và ba trăm ngàn tương đương với mười lăm đô.
Từ
ngã ba Cam Tâm đến nhà anh Phụng mất ba cây số, xe taxi có thể vào được. Tại
đây, Liễu sẽ đón tôi và dặn sẽ mặc chiếc áo màu đỏ để tôi dễ nhận ra. Qua điện
thoại, Liễu có giọng nói của người Bình Định nhưng dễ nghe. Tôi hình dung một
cô Liễu… yếu đào tơ nào ngờ cô là một cô gái nhà võ, vạm vỡ, to con thuộc loại
“con gái Bình Định múa roi đi quyền”. Liễu đeo cái khẩu trang, nón và khăn trùm
đầu bịt kín mặt chỉ chừa đôi mắt. Trời nắng và nóng hầm hập nhưng Liễu nai nịt
nào là áo dài tay, áo trong, áo khoác ngoài, đeo găng đen đến cùi chỏ, giày
bít, vớ đen trông Liễu giống như nhân vật Ninja hay anh hùng Lương Sơn Bạc.
Liễu
dặn dò:
-
Đường bụi và nhiều ổ gà xóc lắm. Cô theo taxi chạy thẳng vào nhà con nha cô.
Con chạy trước dẫn đường.
Tôi
nghe lời Liễu trả thêm sáu chục ngàn tắc xi. Con nhỏ phóng xe gắn máy như bay
trên con đường đá đỏ bụi mù.
Huyện
Cam Lâm có mười ba xã cùng có tên bắt đầu bằng chữ Cam. Cam Tâm là một trong những
xã nghèo của huyện. Nhà cửa rải rác, đất đai cằn cỗi, người dân đen đủi, lam lũ
nhuộm màu sương nắng, sống bằng nghề canh nông, mùa nào trồng thức ấy, nuôi bò
hay buôn bán hàng xén lặt vặt. Trường mẫu giáo Sơn Ca có hai lớp học nằm chơ vơ
giữa cánh đồng. Cũng may mạng lưới điện đi vào đến xã nên người dân Cam Tâm hưởng
được ánh sáng văn minh của các sinh hoạt giải trí như truyền thanh, truyền
hình. Xe ngừng trước căn nhà gạch nhỏ lợp tôn cũ kỹ. Một người đàn ông gầy ốm,
đang ngồi trên chiếc giường thấp trước cửa, bên cạnh là cây gậy. Tôi đoán chắc
đây là anh Nguyễn Văn Phụng Trông anh không khác gì với tấm hình trong hồ sơ
tôi nhận được từ Hội Bảo Trợ Thương Phế binh.
Liễu
dựng xe trước thềm, miệng nhanh nhẩu:
-
Ba ơi, Cô A-ni về rồi nè Ba. Ba con ngồi đây nãy giờ chờ Cô về đó. Hồi ở Mỹ cô
gọi về thăm ba, ba con mừng và mong cô lắm. Bây giờ ba muốn nói gì với cô thì
ba nói đi.
Tay
trái anh sờ soạng vào chiếc giường, chầm chậm đứng lên, hướng mặt về phía Liễu,
nụ cười méo mó trên khuôn mặt bị biến dạng, lồi lõm những vết sẹo nám đen. Thân
hình nhỏ bé trong chiếc áo sơ mi xanh cũ kỹ và chiếc quần sọt sọc đen. Đặc biệt
là tiếng nói của anh sang sảng rặt giọng một ông già Bình Định, chữ “a” thành
chữ “e”. Tôi chưa kịp chào, anh đã nói liên tiếp một tràng hỏi thăm sức khỏe.
-
Cám ơn cô A-ni đã cất công từ Mỹ về thăm. Cô đi đường có khỏe không? Mời cô vào
nhà uống xí nước. Liễu mời cô vô nhà đi con.
Tác
giả và gia đình anh Phụng
Tôi
đứng ở chiếc cửa gỗ, nắm bàn tay lành lặn của anh và nhìn vào mắt anh thật lâu.
“Nhìn tận mặt, bắt tận tay”. Bây giờ tôi đã thấy rõ đôi mắt của người lính mù.
Đôi mắt nhăn nhúm không có tròng trắng và tròng đen. Chỉ là hai miếng thịt màu
đỏ tươi đọng ở mí mắt dưới.
Anh
ngồi trên chiếc giường gỗ cạnh chiếc quạt, chung quanh là những đồ đạc mùng, mền,
chiếu, gối, khăn, áo, thuốc men và các dụng cụ làm vệ sinh.Thế giới của người
mù gói ghém chung quanh không gian nhỏ bé này. Chị Phụng gầy ốm, da xanh mét bước
ra chào. Căn nhà nền đất chất đầy các vật dụng linh tinh cũ kỹ, bụi bặm. Chiếc
bàn thờ ông bà ở giữa và một tấm phản gỗ cạnh đó. Không có vật gì quý giá ngoại
trừ cái ti vi và cái tủ lạnh là dấu tích của đời sống văn minh đô thị cũng xưa
cũ như tuổi già của chủ nhân. Ngồi trên chiếc giường gỗ bên cạnh anh, tôi mở đầu
câu chuyện hỏi thăm anh về hoàn cảnh gia đình, đời lính, những thương tật, những
mơ ước. Ngoài sân nắng rực rỡ. Hai hốc mắt nghiêng nghiêng nhìn lên bầu trời
như chìm đắm vào ký ức xa xôi. Anh kể chuyện bằng giọng người Bình Định khó
nghe, khi trầm buồn, khi nghẹn ngào, khi ngắt quãng, khi yên lặng thật lâu. Có
lúc nước mắt đọng trên hai hốc mắt rồi khô đi từ lúc nào.
-“Nhà
tui nghèo lắm. Nghèo ba đời, ông cố, ông nội và đời tui.Tui cưới má con Liễu
sanh hai thằng con trai chết vì bệnh sau bảy lăm. Chỉ còn một con Liễu ni còn sống
đến chừ. Cô biết thời đó mần răng mà có thuốc men. Phần vì nghèo quá không tiền
chữa chạy cho con trên bệnh viện tỉnh, tui nhìn hai đứa con chết mà thương. Má
con Liễu bệnh hoài. Bả bán trầu cau ở chợ trong thị xã ngày kiếm được vài ba chục
ngàn không đủ tiền chợ. Bữa mô bệnh thì nghỉ có khi cả tháng. Đi khám ở xã, xã
chuyển lên nhà thương tỉnh, tỉnh chuyển lên thành phố. Tính riết hết nổi cô ơi.
Tiền ăn, tiền ở, tiền thuốc, tiền xài lấy đâu ra. Ở nhà kiếm ba cái thuốc Nam uống
cũng đỡ. Vợ chồng tui sống nhờ vào cái xe bán bánh mì của con Liễu. Ngày đắt
thì được trăm ngàn, ế thì được sáu bảy chục. Cũng sống qua ngày. Má nó nghỉ
bán, phụ con Liễu, còn tui ngồi một chỗ không mần răng được giúp vợ con. Tui
bây giờ là người tàn phế rồi. Buồn lắm cô ơi. Thấy vợ con cực khổ...”
Lúc
này, đôi mắt anh như chìm vào khoảng không, đôi khi anh nhắm lại như cố kềm giữ
những giọt nước mắt. Anh kể về người lính Trần Văn Phụng hơn bốn mươi năm về
trước và trận pháo kích xảy ra trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân.
“Năm
nay tui bảy mươi bốn tuổi. Tui đi lính lúc hai mươi lăm tuổi, cấp bực trung sĩ
thuộc trung đoàn 40, biệt đội quân báo thuộc sư đoàn 22 đóng ở thị xã Qui Nhơn.
Bây chừ tui còn nhớ rõ hình ba ngọn núi, hai con sông “Tam Sơn Nhị Hà” là huy
hiệu của sư đoàn 22 bộ binh. Sư đoàn này có ông trung tá chỉ huy trưởng tui
quên tên, ổng giỏi và thương lính. Nghe nói ra trường Bộ Binh Thủ Đức, ổng đậu
thủ khoa. Hồi đó trung đoàn 40 phối hợp với kỵ binh và cơ giới Mỹ đánh thắng
hai tiểu đoàn Việt Cộng. Hai tiểu đoàn này thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt nổi
tiếng là tụi “sinh Bắc tử Nam”. Mình thắng trận này lớn lắm. Còn một trận thắng
lớn nữa là trận Tam Quan trước năm Mậu Thân.
Hồi
đó tui đóng quân ở huyện Hoài Nhơn, thị xã Bồng Sơn gần thành phố Qui Nhơn. Cô
biết cái huyện này là vùng xôi đậu, ban ngày Quốc gia, ban đêm Cộng sản. Cả thị
xã có một chi khu quân sự được gài mìn cờ -lây-mo, lô- cốt, hàng rào kẽm gai
bao chung quanh. Bốn năm giờ chiều là đóng cổng rào. Bồng Sơn hồi đó là căn cứ
địa của sư đoàn 3 Việt cộng. Dân nửa theo Việt cộng, nửa theo Quốc gia. Giao thừa
năm Mậu Thân sáu tám, Việt cộng tổng tấn công bất ngờ. Chi khu bị đạn pháo kích
tơi bời cả ngày lẫn đêm.Trận này chết nhiều lắm, cả ngàn người, đa số là
dân.Tui còn nhớ tui bị thương nặng lắm. Bị trúng đạn pháo kích, tui mê man, bất
tỉnh. Họ đẩy tui vô nhà xác. Về sau có người lính thấy tui còn ngáp ngáp, họ
kéo tui ra, chở tui lên trực thăng về Quân Y Viện Cộng Hòa. Lúc đó tui có biết
chi mô. Nếu không về Saigon kịp, coi như chết.
Nhìn
cánh tay mặt gẫy quặp, các ngón tay teo tóp, nửa khuôn mặt và cần cổ nám đen nhất
là hai miếng thịt đỏ trên đôi mắt, tôi nghẹn ngào hỏi anh vài câu nhưng anh vẫn
yên lặng.
Liễu
ghé bên tai anh:
-
Cô ơi, cô phải nói thiệt lớn ba con mới nghe được. Ba con bị lãng tai nặng lắm.
Tôi
nghiêng người ghé vào lỗ tai anh hỏi lớn:
-
Hồi đó họ chữa trị anh như thế nào? Anh nằm bao lâu? Ai vô Saigon chăm sóc anh?
Lúc đó gia đình anh sống bằng cách gì?
-
Thời Việt Nam Cộng Hòa, tụi tui đi lính bị thương có tiền trợ cấp thương tật của
chính phủ cũng đỡ.Tui không nhớ bao nhiêu nhưng tiền này tui lãnh trước ngày ba
mươi tháng tư thì dứt. Má tui và vợ tui buôn bán bậy bạ qua ngày ở Sài Gòn để
kiếm thêm tiền chạy thuốc. Tui chết đi sống lại đó cô. Tui nằm bệnh viện một
năm trời. Cũng may có ông bà sui gia ở Xóm Chùa trong Sài Gòn giúp đỡ. Lành bệnh
rồi tui ở lại Sài Gòn dưỡng bệnh ở nhà ông bà sui gia cả năm, khỏe hẳn rồi mới
về Nha Trang. Hồi nằm nhà thương, cả tuần sau vợ và má tui mới biết tin vô Sài
gòn kiếm. Ai cũng tưởng tui chết rồi. Họ vô bệnh viện tìm xác để chôn tui. Tui
còn nhớ sau khi mổ, tỉnh dậy có một thân một mình, tui đau đớn rên la dữ lắm. Hồi
đó phải chi anh lính đừng cứu tui, để tui chết cho rồi. Tui rờ thấy hai con mắt
bịt kín, cánh tay bị băng bó. Ông bác sĩ mổ mắt đến giường nói ổng ráng mổ
nhưng lửa cháy thui hai cái tròng trắng và con ngươi, ổng không cách nào cứu
hai con mắt được. Thôi đành phải mổ lấy hai cục thịt đen ra. Tui bị đui luôn.
Còn nửa cái mặt bị phỏng lan xuống cần cổ cũng bị lửa táp, sau này lành thành sẹo.
Cánh tay phải bị cháy, teo hết gân nên xụi lơ. Cô thấy không, cháy hết cả cánh
tay còn có một khúc thịt, rờ giống như ổ bánh mì. Bữa mô trời lạnh gắt, nó hành
rêm nhức dữ lắm.Còn cái tai tui có nghe được gì mô. Cô nói lớn bên hai tai ni
tui mới nghe được.
Tôi
lại ghé vào tai anh:
-
Làm sao anh biết được có Hội Thương Phế Binh bên Mỹ để xin giúp đỡ ? Hiện nay
anh có mong ước điều gì không? Có muốn nhắn gì với Hội không?
Nghe
đến đây tôi thấy anh nhếch mép. Chiếc miệng rộng chỉ có da mà không còn chút
môi để người đối diện biết được có một nụ cười và niềm vui trên khuôn mặt chằng
chịt những vết sẹo:
-
Bên này anh em tụi tui thương nhau lắm. Có mấy anh biết chương trình này, anh
em bày cho nhau cách làm đơn gửi đi. Anh nào nhận được tin gì đều báo cho nhau
biết như vừa rồi có tin đồn chính phủ Mỹ ký giấy cho anh em đi Mỹ. Có nhiều anh
đọc báo, nghe tin tức bên Mỹ cho biết khó lắm, đừng hy vọng nhiều vì luật pháp
Mỹ phải qua nhiều chặng. Dù gì tụi tui vẫn còn hy vọng.
-
Còn mong ước gì? Tui chỉ mong Hội Thương Phế Binh đừng bỏ quên tụi tui. Ở đây
có nhiều anh em nghèo, không thân nhân, sống khổ lắm. Họ mặc cảm bị bỏ rơi từ mấy
chục năm nay. Mỗi khi anh em nhận quà của Hội họ mừng lắm. Ai cũng biết bà con
bên đó đi làm cực khổ còn làm văn nghệ gây quỹ để có tiền gửi về giúp.Cho tui gửi
lời cám ơn cô, cám ơn Hội thật nhiều. Tui mong ước có vậy.
*
Khi
biết tôi sẽ đáp chuyến máy bay trễ nhất từ Cam Ranh về Sài Gòn lúc tám giờ tối,
người tài xế tình nguyện chờ tôi hai tiếng ở nhà anh Phụng và sau đó chở tôi ra
phi trường lúc sáu giờ rưỡi. Từ huyện Cam Lâm đến Cam Ranh có con đường mới
xây, băng qua thành phố Nha Trang. Còn nhiều thì giờ, tôi trả thêm cho anh chút
tiền. Anh chở tôi xem một vòng thành phố biển.
“Nha
Trang là miền quê hương cát trắng. Có những đêm nghe vọng lại ầm ầm tiếng sóng
xa đưa”.(4) Không thấy sóng, không nghe tiếng sóng biển ầm ầm cũng không đặt
chân trên cát, trước mắt tôi là “Nha Trang by night” tràn ngập các thương hiệu
quảng cáo mang tên nước ngoài. Con đường Trần Phú song song với biển rực rỡ ánh
đèn. Nhà mới đang xây, cửa hàng, cao ốc, khách sạn và nhà hàng mọc ra san sát.
Một thành phố du lịch đang phát triển. Tôi liên tưởng dĩa khoai từ và khoai
lang củ chỉ to hơn ngón tay cái và vài quả chuối chín hái trong vườn nhà đãi
khách “việt kiều” trong căn nhà mái tôn nóng chảy mồ hôi hột tại thị xã Cam
Tâm. Đi sâu vào các vùng xa mới thấy cuộc sống nghèo khổ của người dân quê và sự
chênh lệch giàu nghèo giữa người dân thành phố và nông thôn hiện ra rất rõ.
Chuyến
bay cất cánh đúng giờ lý do đây là chuyến bay cuối cùng trong ngày. Sau một
ngày mệt nhọc, tôi ngủ vùi cho đến khi cô tiếp viên đánh thức tôi dậy. Máy bay
chuẩn bị hạ cánh. Giấc ngủ chỉ kéo dài có bốn mươi lăm phút mà tôi ngỡ như mình
đã ngủ từ lâu lắm. Tôi đã nằm mơ. Tôi mơ thấy đôi mắt anh Phụng. Đôi mắt rực
sáng, mở to nhìn tôi. Ánh mắt thật hiền hòa và thật buồn.
Tôi
nhớ lại câu chuyện kể về chiến tranh, tai nạn làm anh chết đi sống lại, về người
vợ bệnh tật, đứa con gái vất vả bán bánh mì nuôi cha mẹ, cảnh nghèo của gia
đình anh và giây phút cuối cùng chia tay anh trước sân nhà. Tôi ngồi trong xe
taxi, vẫy chào gia đình anh qua khung cửa kiếng, Hình như anh đang khóc. Anh
khóc thật. Những giọt lệ hiếm hoi đang đọng trên hai hốc mắt và từ từ rơi chậm
trên đôi má hóp. Tựa cây gậy vào đùi, anh hướng về phía xe đang nổ máy, giơ bàn
tay trái lành lặn chùi nhẹ những giọt nước mắt và vẫy chào tôi. Lúc đó tôi biết
rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Anh đã gặp,
đã nhìn tôi nhưng trong hai hốc mắt có miếng thịt màu đỏ ấy, anh không bao giờ
thấy tôi cả.
*
Tôi
còn nợ. Một bạn đọc tên là “Saigonmylove” sau khi đọc bài viết của tôi “Bố con
là người lính” đăng trên Việt Báo đã viết lời góp ý “ Đọc xong bài này, thật là
ngậm ngùi cho những anh hùng tử sĩ Việt Nam đã đền nợ nước mà chưa bao giờ vinh
dự nhận câu nói “Thank you for your service”. Nhân dân miền Nam còn nợ các anh
câu đó. Chúng tôi hy vọng có ngày được về đứng trước Nghĩa Dũng Đài để trả nợ
các anh câu đó.”
Tôi
đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vừa đúng lúc một trận mưa rào đổ ập xuống.
Chiều phi trường và chiều nghĩa trang là hai cảnh đời “sinh ly, tử biệt”, ai đến
đây mà không vương nỗi đau xót, ngậm ngùi. Tôi cầm dù, chạy băng qua cổng Tam
Quan vào Đài Tử Sĩ tìm chỗ trú mưa.
Cảnh
vật ở đây hoang phế, điêu tàn. Cây cối um tùm. Con đường đất cát lầy lội sau
cơn mưa. Nhiều nấm mộ không bia, gạch đá tung vãi, nằm chơ vơ, lạnh lẽo bên lối
đi như một khối đất hoang. Bức tượng “Thương Tiếc” của điêu khắc gia Nguyễn
Thanh Thu ghi lại hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị giật sập và phá hủy
sau ngày ba mươi tháng tư. Chiều nghĩa trang vắng lặng, âm u và thật buồn. Chỉ
có một mình tôi trước ngọn tháp Nghĩa Dũng Đài. Hồn tử sĩ như phảng phất quanh
đây. Tay cầm nắm hương đang bốc cháy, tôi lâm râm khấn nguyện: “ Xin gửi theo
làn khói trầm hương lời cám ơn các anh. Xin cám ơn mười tám ngàn người lính Việt
Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh và được chôn cất tại
nơi đây. Xin nguyện cầu cho các vong linh được yên nghỉ bình an nơi mảnh đất tạm
dung này”.
Chiếc
xe taxi chở tôi về lại thành phố. Ngày mai tôi sẽ rời Sài Gòn để trở về Mỹ. Cuộc
chiến đã trôi qua và chìm lắng theo thời gian. Những lời cám ơn muộn màng và
không đủ cho những người đã nằm xuống và những người thương binh còn lại đang sống
vất vưởng ở Việt Nam. Những chia sẻ về vật chất khiêm tốn và nhỏ bé không bù đắp
được sự hy sinh của các anh. Chúng tôi, những người Việt tha hương không bao giờ
quên các anh, những người đã mất mát, thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ trong thời
chiến.
Trên
đường về, tôi nghe đâu đây lời bài hát “Nhớ người thương binh”của Phạm Duy âm
điệu ngân nga luyến láy làm ray rứt lòng người:
…“
Chàng về nay đã cụt tay. Chàng về... “Người quê còn nhớ người chăng. Vì vào chốn
tử sinh. Chiến trường quên thân mình. Người về... có nhớ thương binh. Người về
có nhớ...
No comments:
Post a Comment